Đọc truyện cổ tích Tấm Cám và ý nghĩa của câu chuyện


Đọc truyện cổ tích Tấm Cám và ý nghĩa của câu chuyện

     Truyện "Tấm Cám" là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng và yêu thích nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Được truyền miệng từ đời này sang đời khác, truyện đã trở thành một biểu tượng văn hóa sâu sắc, mang trong mình những giá trị đạo đức và thông điệp nhân văn. Câu chuyện này kể về những nhân vật nào? Diễn biến câu chuyện ra sao? Nó đã đem lại những giá trị nhân văn gì cho người đọc? Hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám đi bắt cá

     Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ, bố mẹ Tấm mất sớm Tấm phải ở cùng dì ghẻ là mẹ Cám. Ngày ngày, Tấm làm lụng vất vả trong khi Cám thì được cưng chiều. Một ngày nọ, dì ghẻ sai Tấm và Cám ra ruộng bắt cá, Tấm nghe lời dặn chăm chỉ, siêng năng mà chẳng mấy chốc đã bắt được đầy giỏ cá. Cám ham chơi, chỉ lo ngắm hoa bắt bướm nên đến mãi chiều vẫn chưa bắt được cá. Thấy chị Tấm bắt được nhiều cá, Cám ta nghĩ kế lừa Tấm đổ giỏ cá của  Tấm vào giỏ cá của mình rồi chạy về nhà trước.

     Tấm sau khi lên bờ ngoảnh lại thấy giỏ cá của mình trống trơn, Tấm ngồi sụp xuống và khóc nức nở. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt đã hiện lên và hỏi vì sao Tấm khóc. Tấm kể lại sự tình cho ông nghe, ông bụt kêu Tấm hãy thử tìm lại trong giỏ của mình xem trong giỏ có còn con cá nào không thì thấy 1 con cá bống. Bụt dặn dò Tấm về nhà hãy đem Bống xuống giếng nuôi, cứ vậy Tấm nghe theo, cứ đến bữa Tấm lại đưa cơm ra cho Bống rồi cất tiếng gọi " Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng, cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người ".

     Ngày ngày, lặp đi lặp lại khiến mẹ con Cám sinh nghi và theo dõi. Hôm ấy, mụ ghì ghẻ nói với Tấm " Conn ơi, đồng làng mình cấm chăn trâu, con chăn trâu thì chăn đồng xa chớ chăn đồng làng họ bắt mất trâu" Tấm không mảy may nghi ngờ liền vâng dạ nghe theo. Mẹ con Cám chờ cho Tấm đi rồi liền tới mặt giếng và gọi Bống lên sau đó bắt lấy nó và đem thịt. Chiều muộn, Tấm chăn trâu về, như thường lệ, sau bữa cơm Tấm lại mang cơm cho Bống nhưng lần này Tấm gọi mãi mà không thấy cám ngoi lên ăn. Tấm nhận ra điều bất thường rồi ngồi khóc nức nở, Bụt lại hiện lên và hỏi Tấm " Vì sao con khóc?" Bụt nói với Tấm hãy nín khóc và đi tìm xương cá rồi bỏ vào 4 chiếc hũ, chôn ở bốn chân giường. Tấm nghe lời Bụt và làm theo y lời Bụt dặn.

2. Tấm được đi hội và trở thành vợ của Vua như thế nào?

     Ngày hội làng đã đến, cả làng ai ai cũng đều háo hức đi xem hội , mẹ con Cám ngồi soi gương chuẩn bị áo quần đi hội còn Tấm thì hì hục làm việc nhà. Tấm cũng rất muốn đi xem hội vậy nên đã xin dì ghẻ cho phép mình được đi chơi hội vì Tấm đã làm xong hết việc nhà rồi. Mẹ con Cám vô cùng độc ác, họ đã trộn lẫn thóc gạo lại với nhau và đặt ra yêu cầu nếu Tấm nhặt riêng hai loại này ra thì sẽ được đi chơi hội. Sau khi bỏ cám ở lại với đống thóc gạo 2 mẹ con Cám đã rất vui vẻ dẫn nhau đi trẩy hội.

     Tấm bất lực nhìn đống gạo thóc lẫn lộn mà òa khóc, Bụt lại hiện lên và hỏi tại sao Tấm khóc. Tấm kể hết đầu đuôi câu chuyện và Bụt đã hóa phép giúp cô làm xong việc xong chớp mắt. Tấm lại khóc và than với Bụt rằng cô không có quần áo để đi hội, Bụt nói cô hãy đào 4 hũ xương cá đã chôn ở 4 chân giường lên đi. Bụt biến mất, Tấm liền nhanh chóng nghe theo lời Bụt đào 4 hũ lên và mở ra.

     Quả nhiên, trong 4 hũ đó là áo quần đẹp, hài và ngựa, Tấm nhanh chóng sửa soạn và lên đường đi chơi hội. Vì quá vội vàng mà giữa đường Tấm đã bất cẩn đánh rơi chiếc hài của mình, Tấm lội xuống tìm nhưng không thấy đành bất lực bỏ lại chiếc hài và đi tiếp. Một lúc sau đó nhà vua đi qua, ngựa của nhà Vua cứ hý lên và nhất quyết không chịu đi. Thấy vậy, nhà Vua đã cho lính của mình lội xuống ruộng để tìm xem đó là thứ gì, tên lính mò mãi và cuối cùng tìm thấy một chiếc hài thật xinh đẹp. Nhà vua ban lệnh rằng ai đi vừa chiếc hài này vua sẽ lấy người đó làm vợ.

     Nghe vậy, mọi cô gái trong làng thi nhau lên thử hài, trong đó có cả mẹ con Cám nhưng không có bất kỳ ai ướm vừa chiếc hài. Khi đến lượt Tấm thử hài, chiếc hài vừa như in với chân cô, mọi người đều vỗ tay mừng cho Tấm riêng chỉ có 2 mẹ con Cám là bĩu môi ghen tỵ. Nhà Vua nhanh chóng cho kiệu rước tấm về cùng và lấy cô làm Hoàng hậu. 

3. Sau khi bị mẹ con Cám hại chết Tấm đã hóa thân thành những gì?

     Ít lâu sau, nhân ngày giỗ cha Tấm đã xin phép nhà vua cho mình về thăm nhà. Hai mẹ con Cám vì lòng dạ ghen ghét, đố kỵ đã sai Tấm trèo lên cây cau để vặt cau cúng cha cô. Tấm nghe lời trèo lên cây cau, khi leo lên đến đỉnh thì mụ dì ghẻ cầm dao chặt gốc. Thấy cây rung chuyển nhưng tấm vẫn tin lời mụ dì ghẻ và cho rằng mụ ta chỉ đang đuổi kiến giúp mình mà thôi. Thật không may ngay sau đó, mụ phù thủy đã chặt được cây cau khiến Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Tấm chết, mụ dì ghẻ liền lập mưu và đưa Cám vào cung nhằm thay thế vị trí của Tấm. Nhà Vua ngày đêm mong nhớ Hoàng hậu của mình đến mất ăn mất ngủ. Tấm sau khi chết đã biến thành chim vàng anh bay đến hót cho vua nghe, ngày ngày được vua đưa theo bên mình. Cám thấy vậy rất tức giận, luôn tìm cách giết chết chim vàng anh. Khi giết được chim vàng anh, Cám lấy lông vàng anh đổ ra góc vườn. 

     Sau đó không lâu nơi lông chim vàng anh bị chôn đã mọc lên 2 cây xoan đào rất to. Một hôm vua đi qua và nhìn thấy 2 chiếc cây to đã ra lệnh cho binh lính mắc cho mình một chiếc võng ở đó. Ngày nào vua cũng ngủ ở đó và không để ý tới Cám. Cám buồn bã và tức giận, chạy về nhà kể cho mụ dì ghẻ nghe, mụ dì ghẻ nghe được liền bảo Cám mau chóng tìm thời cơ chặt 2 cây anh đào đó làm khung cửi. 

     Chiếc khung cửi sau khi hoàn thành ngày nào cũng phát ra tiếng " kẽo ca kẽo kẹt, dám tranh chồng chị, chị khoét mắt cho". Cám sợ hãi đốt khung cửi thành tro và đem đi đổ ở một nơi thật xa" 

     Một thời gian sau tại nơi Cám đổ tro củi đã mọc lên một cây thị thật to trên cây chỉ có đúng 1 quả thị. Ngày nọ, một bà cụ đi ngang qua thấy cây thị chỉ có 1 quả, bà cụ đưa bị ra hứng và nói  " Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn", thị lung lay và rơi vào bị bà. Bà cụ vui mừng đem về. Hằng ngày, mỗi khi bà cụ vắng nhà Tấm từ trong quả thị bước ra và giúp bà cụ làm mọi công việc trong nhà. Thấy kỳ lạ, bà cụ nghi ngờ. Hôm ấy, như thường ngày, bà cụ giả vờ đi làm để trộm xem ai là người đã làm những công việc ấy trong nhà mình. Đứng ở cửa sổ bà cụ bất ngờ vô cùng khi nhìn thấy từ trong quả thị, một người con gái vô cùng xinh đẹp bước ra làm việc nhà cho bà. Bà nhanh chóng chạy vào nhà bóp nát quả thị, ngăn không cho Tấm trở lại đó. Từ đó, Tấm sống chung với bà cụ như hai mẹ con.

     Một hôm, nhà vua vi hành đi ngang qua thấy quán nước ven đường sạch sẽ nên ghé vào ngồi nghỉ mát. Bà cụ đem trầu ra dâng vua. Thấy trầu têm cánh phượng vua sực nhớ ra ngày trước trầu của vợ mình têm cũng y như vậy, vua liền hỏi trầu do ai têm. Bà cụ nói rằng trầu do con gái bà têm và nhà vua muốn xin gặp mặt con gái bà. Tấm vừa bước ra, vua đã ngay lập tức nhận ra đó chính là vợ mình. Nhà vua vui mừng và rước Tấm về cung.

     Khi thấy Tấm trở về mẹ con Cám đã bỏ trốn biệt tích và không ai tìm thấy họ. Từ đó vua và Tấm sống bên nhau yên bình và hạnh phúc mãi mãi.

4. Ý nghĩa của câu chuyện Tấm Cám

     Câu chuyện "Tấm Cám" mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống và giáo dục đạo đức. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của câu chuyện:

     Lòng tốt và lòng nhân ái: Câu chuyện khẳng định tầm quan trọng của lòng tốt và lòng nhân ái. Tấm được miêu tả là một người tốt bụng, sẵn lòng giúp đỡ người khác và luôn mang trong mình lòng nhân ái. Ý nghĩa này khuyến khích chúng ta áp dụng lòng tốt và nhân ái trong cuộc sống hàng ngày.

     Sự công bằng và phản ánh xã hội: Câu chuyện phản ánh sự chênh lệch xã hội và sự bất công mà Tấm phải đối mặt. Việc Tấm bị đánh cắp đôi giày và phải trải qua những khó khăn không xứng đáng là một hình ảnh của sự bất công và bức xúc trong xã hội. Đồng thời, câu chuyện cũng khuyến khích chúng ta chiến đấu cho sự công bằng và đấu tranh với sự bất công xã hội.

    Sự đức hạnh và khôn ngoan: Tấm được miêu tả là một người phụ nữ đầy đức hạnh và khôn ngoan. Bằng sự tốt bụng và thông minh, cô đã vượt qua được mọi khó khăn và cuối cùng nhận được phần thưởng xứng đáng. Ý nghĩa này khuyến khích chúng ta tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và sử dụng trí tuệ để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.

     Quyền tự do và cống hiến: Câu chuyện "Tấm Cám" cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do và cống hiến cho mục tiêu của bản thân. Tấm không ngừng cống hiến và đấu tranh để thay đổi cuộc sống của mình. Ý nghĩa này khuyến khích chúng ta khám phá tiềm năng bên trong mình và đặt mục tiêu cao trong cuộc sống.

     Tóm lại, câu chuyện "Tấm Cám" mang đến những giá trị đạo đức quan trọng như lòng tốt, công bằng, đức hạnh và cống hiến. Nó khuyến khích chúng ta sống đúng với những nguyên tắc đạo đức này và đấu tranh cho sự công bằng và tự do trong cuộc sống.

     Trên đây là các thông tin giải đáp cho câu hỏi Nội dung câu chuyện Tấm Cám, Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, Ý nghĩa của câu chuyện Tấm Cám, Giá trị đạo đức của chuyện Tấm Cám...để cập nhật các thông tin liên quan hoặc các thông tin mới nhất các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.

     Liên hệ: 1900633720

      Bài viết tham khảo: Câu chuyện Alibaba và bốn mươi tên cướp

3748