Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn hay nhất
Chiếc thuyền ngoài xa? Nội dung truyện chiếc thuyền ngoài xa? Tóm tắt truyện chiếc thuyền ngoài xa? Những phát hiện của họa sĩ nhiết ảnh Phùng? Câu chuyện về người đàn bà ở tòa án huyện? Tấm ảnh được chọn? Những giá trị mà tác phẩm mang lại?...
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
Phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn hay nhất
Nguyễn Minh Châu được biết đến là một nhà văn rất có trách nhiệm với cuộc đời, luôn khát khao đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu sâu bên trong mỗi con người. Những tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng mà thấm đẫm những triết lí sâu sắc đó. Điều đó đã làm nên những đặc trưng phong cách văn học của ông. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm trong đó những giá trị về cách nhìn cuộc sống và con người, phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất. Để hiểu rõ hơn về nội dung và những giá trị mà tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" mang lại hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở phần dưới đây nhé!
1. Những phát hiện của họa sĩ nhiếp ảnh Phùng
1.1. Phát hiện "cảnh đắt trời cho"
Phóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một bộ ảnh để bổ sung vào bộ ảnh lịch để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mĩ. Sau một tuần "phục kích" vào một buổi sớm trời sương mù, lác đác mấy hạt mưa, Phùng đã chụp được "một cảnh đắt trời cho" với chủ đề "thuyền đánh cá buổi sáng bình minh".
Bức ảnh được nhận xét như "một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ", một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Bản thân Phùng nhận ra rằng "bản chất cái đẹp chính là đạo đức". Anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.
1.2. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lý
Khi hoàn thành xong bộ ảnh, anh vô tình chứng kiến cảnh tượng một người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập vợ mình một cách dã man. Vừa đánh lão vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn. Trong khi ấy, người đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van hay chống trả, chạy trốn. Đứa con của họ vì thương mẹ mà cũng lao lên đánh lại cha. Không thể chịu dựng được, Phùng quyết định vào ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương nhẹ.
Oái ăm thay, sự thật nghiệt ngã đó lại xuất phát từ chiếc thuyền mà chỉ mới vài phút trước đây là bức ảnh nghệ thuật trong mơ của anh. Phùng ngỡ ngàng khi nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp mà anh vừa bắt được.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện
Từng là người lính cầm cây súng chiến đấu bảo vệ cuộc sống, Phùng không chấp nhận được những tàn bạo mang đến đau khổ cho con người. Dù đã hoàn thành xong bộ ảnh nhưng Phùng không rời đi ngay mà quyết định ở lại cùng Đẩu - chiến hữu năm xưa của mình để giúp đỡ người đàn bà.
Đẩu là chánh án tòa án huyện, sau khi nghe sự việc đã mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây, Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Nhưng người đàn bà nhất quyết không bỏ và giải thích lí do vì sao chồng đánh.
Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Và người chồng là chỗ dựa vững chắc mỗi khi có biển động. Còn chị thì không thể một mình nuôi nấng hơn 10 mụ con. Vả lại trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái vui vẻ, hòa thuận.
Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm và nuôi sống gia đình. Hiểu được những ẩn tình sâu xa trong cuộc sống người đàn bà, rằng lão đàn ông kia vốn không xấu nhưng vì quá khổ mà sinh bạo lực. Cùng từ câu chuyện ấy, Phùng nhận ra nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ bề ngoài không thôi thì chưa đủ.
3. Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa được chọn
Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn và quả nhiên tấm ảnh đã được chọn trao giải ở nhiều nơi, nhất là được sự ưa chuộm của những gia đình sành nghệ thuật.
Phùng luôn cảm nhận được trong bức ảnh của mình "cái màu hồng của sương mai" - biểu tượng của nghệ thuật và người đàn bà bước ra từ bức ảnh - hiện thân của đời thực.
4. Những giá trị mà truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang lại
Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" mang đến một cái nhìn đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều chứ không thể đánh giá con người, sự vật qua vẻ bề ngoài của nó.
Đồng thời, truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" cho thấy không nên nhìn nhận cuộc sống qua lăng kính màu hồng mà phải lăn xả vào hiện thực để nhìn nhận một cách đúng đắn.
Phát hiện của nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là hai phát hiện hoàn toàn trái ngược. Thế nhưng điều đó lại làm nổi bật nên chủ ý của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm. Cuộc sống là cuốn sách hay mà chúng ta phải mở lật từng trang, đọc, suy ngẫm và hiểu sâu về nó chúng không phải chỉ ngắm nhìn cái bìa xinh đẹp của cuốn sách. Và người nghệ sĩ là người có trách nhiệm khám phá mọi góc cạnh của cuộc đời, của con người để thấu hiểu họ.
Liên hệ : 1900633720
Bài viết tham khảo:
- Ngày: