Truyện cổ tích cây bút thần


Truyện cổ tích cây bút thần

     Cây bút thần là một truyện cổ tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và của cả nhân loại. Truyện kể về một cậu bé tài năng với thiên phú hội họa được ban tặng cây bút thần. Nhưng không từ đó mà bị lòng tham che mờ mắt, cậu mang trong mình một tâm niệm trong sáng, với cây bút thần trong tay giúp đỡ những người khốn khổ và trừng trị những kẻ tham lam, độc ác. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa và bài học của truyện cổ tích cây bút thần. Cùng theo dõi nhé!

1. Mã Lương học vẽ và có cây bút thần, cậu vẽ giúp đỡ người nghèo

     Người ta kể lại rằng, xưa có một cậu bé thông minh, tài giỏi tên là Mã Lương. Cha mẹ cậu đều mất sớm, một mình cậu phải tự bươn trải để lo từng miếng ăn sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì cậu quá nghèo nên một cây bút vẽ cũng không thể mua nổi.

     Một hôm trên đường gánh củi đi bán, Mã Lương thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho một quan lớn trong làng. Vì quá hào hứng, cậu tiến gần quan sát và hỏi người họa sĩ:

     - Ông họa sĩ ơi, cháu rất thích vẽ nhưng nhà cháu nghèo lắm, ông có thể cho cháu một cây bút vẽ được không ạ?

     Tên quan viên và tay họa sĩ nghe xong đều cười phá lên và chế diễu:

     - Đã nghèo hèn còn đua đòi học vẽ à? Cút đi! Cút đi mau cho tao vẽ nốt!

     Mã Lương tức tối, nói: 

     - Nghèo thì không được vẽ sao? Học hành thì phân biệt gì giàu nghèo.

     Nói xong cậu bỏ đi. Mặc dù bị những lời nói cay độc chế nhạo nhưng không vì thế mà cậu từ bỏ niềm yêu thích vẽ tranh. Mà cậu coi đó như một động lực để quyết tâm theo đuổi với đam mê của chính mình.

     Thế là Mã Lương khổ công tự học vẽ lấy. Cậu dốc lòng, hằng ngày chăm chỉ luyện tập không bỏ phí một ngày nào. Mỗi khi lên núi kiếm củi, cậu lấy cành cây để vẽ phong cảnh, chim chóc ở trên mặt đất. Khi cắt cỏ bên bờ sông, cậu túm cỏ chấm xuống nước vẽ cá trên tảng đá. Tối về, khi đun nước bên bếp củi, cậu lại nhặt những hòn than để vẽ lên tường. Với những nỗ lực không ngừng cùng với tài năng thiên phú và mắt quan sát tinh tế những gì cậu vẽ đều giống y như thật.

     Tài nghệ của cậu tiến bộ từng ngày nhưng cậu vẫn ao ước có trong mình một cây bút để vẽ nên những bức tranh bằng mực thật đẹp.

     Vào một đêm nọ, khi cậu đang say giấc trên chiếc giường tre trong căn nhà tồi tàng của mình, cậu bất ngờ mơ thấy một giấc mơ kỳ lạ. Bước ra từ luồng ánh sáng hào quang chói lóa là một ông cụ râu tóc bạc phơ với khuôn mặt phúc hậu. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút thần và dặn dò:

     - Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này. Có nó trong tay cháu sẽ có rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải hứa chỉ vẽ để giúp đỡ những người nghèo khó.

      Dứt lời, ông cụ biến mất, khiến cho cậu còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, cậu cứ ngỡ đây là một giấc mơ nhưng khi nhìn thấy câu bút thần trong tay, cậu reo lên trong vui sướng:

     - Ôi! Cây bút thần! Hóa ra là thật không phải là mơ.

     Mã Lương dùng cây bút đó vẽ chim thì chim bay được, cất tiếng hót, vẽ cá thì cá biết bơi, quẫy đuôi bơi tung tăng.

     Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hằng ngày, Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người nghèo trong làng. Ai thiếu thốn thứ gì thì cậu vẽ ra thứ đó như: cuốc, xẻng, trâu, ruộng đất,...

2. Mã Lương dùng cây bút thần chống lại tên địa chủ

     Tin tức về cậu bé có tài năng vẽ tranh thành thật đến tai của tên quan viên. Hắn liền sai lính bắt Mã Lương về, bắt cậu vẽ cho hắn vàng, bạc, châu báu. Nhưng cậu khảng kháng đáp:

     - Ông có giết tôi thì tôi cũng nhất định không vẽ đâu.

     Quá tức giận, tên quan viên liền cho lính nhốt Mã Lương lại và bỏ đói. Hắn cho rằng Mã Lương chẳng chết đói thì cũng chết rét vì bây giờ đang là mùa đông lạnh giá.

     Đêm đó hắn lò dò vào xem xét tình hình thì ngỡ ngàng khi thấy cậu đang ngồi sưởi và ăn bánh nướng. Và tất cả đều là những gì cậu đã vẽ ra.

     Ngay sau đó, tên quan cho lính vào giật lấy cây bút thần. Đám lính vừa ập vào ngục thì đã thấy một chiếc thang từ đâu bắc sẵn ở cửa sổ, còn Mã Lương thì đã không còn thấy bóng dáng đâu.

     Tên viên quan sai bọn lính đuổi theo nhưng Mã Lương đã vẽ ra một con tuấn mã phóng đi cao chạy xa bay khỏi làng.

3. Mã Lương dùng cây bút thần trừng trị tên vua hung ác, tham lam

     Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa, rất xa. Không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật nên các bức họa vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân,...

     Một hôm Mã Lương vẽ một con cò trắng, cậu sơ ý để rơi một giọt mực vào mắt con cò. Thế là con cò từ trong tranh mở mắt, vỗ cánh bay đi.

     Tin tức này vang động cả thị trấn. Quan báo lên Hoàng đế. Mã Lương bị quân lính triều đình bắt và điệu về hoàng cung.

     Hoàng đế bắt Mã Lương vẽ ra tất cả những tham vọng của hắn. Nhưng biết Hoàng đế là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo Mã Lương vẽ rồng thì cậu vẽ tắc kè, bảo vẽ chim phượng hoàng thì cậu vẽ quạ. Tên Hoàng đế tức điên vì những thứ mà cậu vẽ ra đều trái ngược với ý hắn. Không đạt được mục đích, hắn cướp lấy cây bút thần và giam Mã Lương và ngục tối.

     Tên Hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng thì ra một đống đá. 

     Tên Hoàng đế chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng những lời nịnh nọt dụ dỗ cậu vẽ theo ý của hắn. Vì muốn lấy lại cây bút thần, cậu giả vờ đồng ý.

     Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ ra cây hái tiền vàng thì Mã Lương lại múa bút vẽ ra biển cả, sau đó mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ, trên đó có cây hái ra tiền vàng.

     Hoàng đế ra lệnh:

     - Mau vẽ cho ta một con thuyền để ta ra khơi hái vàng.

     Hoàng đế và các bậc triệu thần lên thuyền ra đảo hái vàng. Mã Lương liền huơ mấy nét gió để đưa thuyền ra khơi. Nhưng càng lúc cậu càng vẽ cơn gió to hơn, sóng lớn hơn làm lật úp cả con thuyền. Nhấn chìm cả lũ vua tham quan trong biển cả.

4. Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần

     Sau khi trừng trị bè lũ gian ác, câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng khắp nước. Nhưng sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu, có người nói Mã Lương trở về quê cũ, có người lại nói Mã Lương đi khắp đó đây dùng bút thần để giúp những người nghèo khổ.

5. Ý nghĩa và bài học của truyện cổ tích cây bút thần

     Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ. Câu chuyện thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh diệu kì để giúp đỡ người lao động bình thường và trừng trị những kẻ tham lam, độc ác.

     Truyện cây bút thần cũng khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi phục vụ những người thật sự cần đến nó, thực hiện những mục đích chính nghĩa.

     Truyện khẳng định chắc chắn nghệ thuật chân chính là say mê, quyết tâm theo đuổi đến cùng, không bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến niềm đam mê của chính mình.

     Truyện cổ tích cây bút thần kì với những khả năng, sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng, thần kì đặc sắc. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

     Bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc cho các câu hỏi truyện cổ tích cây bút thần? Truyện cây bút thần có nguồn gốc từ nước nào? Nội dung truyện cổ tích cây bút thần? Tóm tắt truyện cổ tích cây bút thần? Cái kết cho những kẻ tham lam? Ý nghĩa và bài học của truyện cổ tích cây bút thần?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900633720

Bài viết tham khảo:

Kể truyện cho bé: Câu truyện Cậu bé Jack và cây đậu thần

Tổng đài Giao Hàng Nhanh

991