Vắc xin là gì và Công dụng của vắc xin
Vắc xin là gì? Công dụng của Vắc xin? Hiện nay có những loại Vắc xin nào? Các đối tượng tiêm Vắc xin? Những trường hợp nào không được tiêm Vắc xin?...
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
Vắc xin là gì và Công dụng của vắc xin
Vắc xin là một trong những phát minh quan trọng nhất của y học, đã cứu hàng triệu mạng sống khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy vắc xin là gì và công dụng của vắc xin ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Vắc xin là gì?
Vaccine (còn được biết đến với tên vắc xin) là loại thuốc chứa các chất kháng nguyên có nguồn từ các vi khuẩn hay virus gây bệnh hoặc các vi khuẩn hay virus có thành phần kháng nguyên tương tự, đã qua xử lý để đảm bảo an toàn cho cơ thể, giúp cơ thể tự sản sinh miễn dịch để phòng chống các tác nhân gây bệnh.
Vắc xin bao gồm các dạng suy yếu của virus hay các dạng tương đương với virus (gọi là các chất kháng nguyên). Điều này có nghĩa là các chất kháng nguyên không gây ra các triệu chứng hay biểu hiện của bệnh, nhưng chúng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch để sản xuất các kháng thể. Những kháng thể này sẽ giúp cơ thể chống lại các virus khi gặp phải chúng sau này.
2. Công dụng của vắc xin
Vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc biệt trong việc đối phó với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của vắc xin:
Tăng cường hệ miễn dịch: Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận biết vắc xin là một tác nhân ngoại lai và tiến hành xây dựng trí nhớ miễn dịch. Khi gặp lại tác nhân gây bệnh trong tương lai, hệ miễn dịch sẽ phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh.
Giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng: Vắc xin đã giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống như ngăn ngừa biến chứng do các bệnh truyền nhiễm. Nó đã ngăn chặn hàng triệu trẻ em khỏi cái chết do các bệnh như sởi, ho gà, uốn ván, viêm gan B... Người được tiêm chủng ít có khả năng mắc bệnh hoặc phát triển biến chứng do các bệnh truyền nhiễm
Kiểm soát và loại bỏ bệnh: Khi chương trình tiêm chủng được thực hiện hiệu quả, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ lây lan của một căn bệnh và đôi khi có thể dẹp loại nó hoàn toàn khỏi cộng đồng, ví dụ như bệnh đậu mùa.
Tiết kiệm chi phí và cải thiện chất lượng cuộc sống: Tiêm chủng không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh mà còn giảm chi phí khám bệnh, điều trị, mua thuốc và viện phí. Điều này giúp mọi người duy trì sức khỏe tốt hơn và hạn chế sự phát triển của các biến chứng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.
3. Phân loại vắc xin
Trước đây, vắc xin được phân thành 3 dạng chính: vắc xin giải độc tố, vắc xin chết và vắc xin sống giảm độc lực. Tuy nhiên, với sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đã xuất hiện thêm 2 loại vắc xin: vắc xin chiết tách và tái tổ hợp.
Vắc xin giải độc tố: Loại vắc xin này được tạo ra từ ngoại độc tố của vi khuẩn. Quá trình sản xuất loại bỏ tính độc hại của chúng, nhưng vẫn giữ lại khả năng kích thích hệ miễn dịch. Khi được tiêm chủng, hệ miễn dịch học cách chống lại độc tố tự nhiên và tạo ra kháng thể trung hòa độc tố.
Ví dụ: Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, vắc xin phòng uốn ván...
Vắc xin chết: Loại vắc xin này được tạo ra từ vi khuẩn gây bệnh đã bị tiêu diệt. Chúng an toàn hơn vắc xin sống và không có khả năng tái xuất hiện. Kháng nguyên trong loại vắc xin này kích thích hệ miễn dịch phản ứng.
Tuy nhiên, vắc xin chết yêu cầu nhiều liều hoặc tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch mạnh, điều này có thể là khó khăn đối với những người sống ở những vùng không có dịch vụ y tế thường xuyên và tiếp cận khó khăn.
Ví dụ: Vắc xin phòng bệnh ho gà, vắc xin phòng bệnh thương hàn, vắc xin phòng bệnh tả...
Vắc xin sống giảm độc lực: Loại vắc xin này được tạo ra từ vi khuẩn gây bệnh hoặc các vi sinh vật tương tự đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây bệnh. Vắc xin sống giảm độc lực gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh, thường chỉ cần một hoặc hai liều tiêm.
Ví dụ: Vắc xin phòng bệnh lao sống, vắc xin phòng bệnh Sabin (phòng bại liệt), vắc xin phòng bệnh sởi...
Khi sử dụng vắc xin sống, đặc biệt quan trọng phải đảm bảo tính an toàn, không có khả năng tái xuất hiện của bệnh hoặc gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.
Vắc xin tách chiết: Loại vắc xin này sử dụng kháng nguyên được tách ra từ vi sinh vật gốc.
Ví dụ: Sử dụng kháng nguyên polysaccharide của cầu khuẩn màng não hoặc polysaccharide của phế cầu...
Vắc xin tái tổ hợp: Bằng công nghệ sinh học hiện đại, gen mã hóa cho kháng nguyên vi sinh vật được tách và tái tổ hợp vào vi sinh vật khác như E. coli hoặc một dòng tế bào phù hợp.
Ví dụ: Sử dụng công nghệ tái tổ hợp gen cho vắc xin phòng bệnh tả, vắc xin phòng bệnh thương hàn...
Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu vắc xin tái tổ hợp cả trên vi khuẩn và virus cho các bệnh như HIV, dại và sởi.
4. Tiêm vắc xin cho những đối tượng nào?
Đối tượng tiêm vắc xin:
Những người có khả năng bị lây nhiễm bởi các tác nhân gây bệnh mà chưa có kháng thể.
Trẻ em cần được tiêm phòng đầy đủ, còn người lớn chỉ tiêm phòng cho những nhóm có nguy cơ cao.
Để có thể ngăn chặn được dịch bệnh, phải tiêm phòng cho ít nhất 80% số người chưa có kháng thể. Tiêm phòng dùng cho hầu hết trẻ em nên nó có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phát triển nhân lực của mỗi quốc gia.
Những người không nên tiêm phòng vacxin:
Những người đang bị sốt cao
Người có dấu hiệu dị ứng
Vắc xin sống giảm động lực không được tiêm cho người suy giảm miễn dịch hoặc người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch, những người mắc bệnh ung thư và phụ nữ mang thai.
Vắc xin là gì? Vắc xin là một trong những phát minh quan trọng nhất của y học, đã cứu hàng triệu mạng sống khỏi những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì vậy, việc tiêm chủng vắc xin là một biện pháp thiết yếu để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các câu Vắc xin là gì? Công dụng của vắc xin? Hiện nay có những loại vắc xin nào? Các đối tượng tiêm vắc xin? Những trường hợp nào không được tiêm vắc xin?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ : 1900633720
Bài viết tham khảo:
- Ngày: