Tại sao lá cây lại có màu xanh?


Tại sao lá cây lại có màu xanh?

        Đã bao giờ bạn tự hỏi Trái Đất sẽ như thế nào nếu không có cây cối, hoa tươi, thực vật? Khi đó, liệu hành tinh xanh của chúng ta sẽ như thế nào, con người liệu có sống được không? Nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi lá cây có màu xanh là do đâu không? Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn tại sao lá cây lại có màu xanh?

1. Tại sao lá cây lại có màu xanh?

          Lá cây có màu xanh là do trong lá cây có bào quan là lục lạp. Trong lục lạp có chứa chất diệp lục giúp cho quá trình quang hợp. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

         Chất diệp lục khi quang hợp sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra sản phẩm hữu cơ và ánh sáng được hấp thụ mạnh nhất nằm trong vùng hồng đỏ và xanh tím. còn màu xanh thì hấp thụ rất ít và bị phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

          Màu xanh của lá do chất diệp lục, chất diệp lục có cấu trúc gồm 1 vòng porphyrin có nhân Mg, màu xanh của diệp lục là do nhân Mg tạo nên. Chức năng của diệp lục là hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời được thực hiện bởi sự thay đổi vị trí các nối đôi trong phân tử diệp lục sau đó màu xanh của diệp lục không liên quan đến chức năng của chúng nên không liên quan đến quang hợp.

2. Lá cây màu xanh có tác dụng gì cho quá trình sinh trưởng của cây?

         Lá cây có màu xanh vì các tia sáng màu lục không bị diệp lục hấp thụ. Chất diệp lục là một sắc tố đặc biệt giúp lá cây hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Quang hợp là quá trình thực vật hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo ra cacbonhidrat và oxy từ khí cacbonic và nước. Mặt lá to và hấp thụ nhiều ánh nắng.

        Biểu bì trên bề mặt lá chứa các khí khổng giúp CO2 khuếch tán từ bên trong lá đến lục lạp. Hệ gân lá có các mạch dẫn gồm mạch gỗ và mạch rây, bắt đầu từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá.  Nhờ đó, nước và các ion khoáng đến từng tế bào để thực hiện quá trình quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

       Lục lạp thường có hình elip và thích nghi với khả năng hấp thụ ánh sáng. Dù lá cây có màu đỏ hay xanh, thì tất cả các loại cây đều dùng dễ để hấp thụ các chất dinh dưỡng để nuôi cây, dùng lá để quang hợp và trao đổi chất. Vì vậy, dù đỏ hay xanh thì lá cây vẫn chứa chất diệp lục như thường.

3. Có phải tất cả các loài thực vật đều có lá màu xanh?

       Không phải loài thực vật nào lá cây cũng có màu xanh. Một số cây có lá màu đỏ như cây phong, cây mào gà,…Vậy tại sao lá cây đó lại mang màu đỏ. Sở dĩ lá cây có màu đỏ là do nó chứa chất antocyan màu đỏ.Có thể thấy, tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy lấn át chất diệp lục trong lá. Antocyan là một hợp chất cực kỳ dễ tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản sau sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. Khi cho lá cây màu đỏ vào nước nóng, antocyan sẽ tan dần, lá cây sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. Điều đó có đã chứng minh rằng, tuy lá cây mang màu đỏ nhưng vẫn chứa chất diệp lục.

      Bài viết đã cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về lý do tại sao lá cây lại có màu xanh. Qua đó giúp mỗi người trong chúng ta nâng cao ý thức về bảo vệ hệ thực vật trên trái đất ngày càng phong phú đa dạng hơn.

      Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Tại sao lá cây lại có màu xanh? Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

     Liên hệ: 1900633720

     Bài viết tham khảo: Vì sao chim cánh cụt không thể bay

2322