Tại sao bị ngáy khi ngủ và cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy
Ngáy khi ngủ là gì? Tại sao bị ngáy khi ngủ? Ngáy khi ngủ báo hiệu những bệnh gì? Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng ngáy khi ngủ? Ngáy khi ngủ có nguy hiểm không?…
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
Tại sao bị ngáy khi ngủ và cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy
Ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng. Không những thế, ngủ ngáy không chỉ gây phiền toái cho người xung quanh mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được chú ý và điều trị. Vậy tại sao bị ngáy khi ngủ, nguyên nhân và cách phòng ngừa ngủ ngáy là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Ngủ ngáy là gì?
Tiếng ngáy là âm thanh phát ra khi chúng ta đang ngủ do sự rung lắc của các mô mềm trong đường hô hấp trên, nhất là vòm khẩu cái mềm. Khi chúng ta ngủ, các cơ ở phần cổ họng thường bị lỏng và giãn ra, không giữ được lưỡi ở vị trí cũ mà khiến lưỡi rơi xuống phía sau và bít kín đường thở. Điều này làm giảm luồng không khí đi qua, gây ra sự rung lắc và tạo ra tiếng ngáy.
Tiếng ngáy có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trong đường hô hấp trên, từ mũi, miệng cho đến họng. Tùy theo nơi rung lắc, âm thanh ngáy có thể khác nhau về độ ồn và cao độ. Người ta đã chia ngáy thành ba loại chủ yếu:
Ngáy do mũi: xảy ra khi có sự tắc nghẽn ở mũi do viêm xoang, dị ứng, polyp mũi hay vách ngăn bị lệch. Người bị ngáy do mũi thường phải thở qua miệng khi ngủ, gây khô miệng và họng.
Ngáy do miệng: xảy ra khi có sự giãn nở quá độ của các cơ ở miệng và họng, khiến cho lưỡi và vòm khẩu cái mềm rơi xuống và bít kín đường thở. Người bị ngáy do miệng thường có khuôn miệng to và cằm nhỏ.
Ngáy do họng: xảy ra khi có sự giãn nở quá độ của các cơ ở họng, khiến cho cuống họng bị sụp xuống và bít kín đường thở. Người bị ngáy do họng thường có cổ dày và béo phì.
2. Tại sao bị ngáy khi khủ?
Tiếng ngáy là một hiện tượng phổ biến khi ngủ, có thể gây phiền nhiễu cho người xung quanh. Tiếng ngáy xuất hiện do nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như:
- Viêm Amidan kéo dài làm cho hai tuyến Amidan to ra và gần nhau ở giữa họng. Khi đó, không khí lưu thông qua vùng này bị giảm và tạo ra tiếng ngáy.
- Tăng cân bất thường cũng làm cho lớp mỡ ở cuống họng dày lên và ép vào đường thở. Điều này làm cho không khí không đi qua được và phát ra tiếng ngáy.
- Hút thuốc lá nhiều, làm cho khói thuốc kích thích cổ họng, gây sưng và tiết nhiều chất nhầy. Lúc này, đường thở bị hẹp lại và tạo ra tiếng ngáy.
- Uống rượu nhiều, làm cho cơ xung quanh đường thở giãn ra, gây cản trở không khí khi thở và tạo ra tiếng ngáy.
- Nằm ngủ ở tư thế ngửa sẽ khiến cho lưỡi và hàm miệng tụt về phía sau, làm hẹp đường thở, điều này cũng là nguyên nhân gây ngáy ngủ.
- Ở tuổi già, cơ bắp yếu đi làm cho các mô mềm xung quanh đường thở thả lỏng. Điều này khiến cho đường thở bị hẹp lại và dẫn đến ngáy.
- Nam giới có tỷ lệ ngáy nhiều hơn nữ giới. Do đường thở của nam giới từ khi sinh ra đã hẹp hơn so với nữ giới.
- Cổ họng có kích thước hẹp, cuống lưỡi to hay cuống họng dài.
- Yếu tố di truyền.
3. Dấu hiệu của người hay ngủ ngáy
Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn nhịp thở khi ngủ, bệnh tim mạch, đột quỵ hay tăng huyết áp. Nếu bạn có những dấu hiệu sau, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Ngáy to và liên tục
- Ngưng thở trong khi ngủ
- Buồn ngủ và mệt mỏi ban ngày
- Đau đầu khi thức dậy
- Khó tập trung và giảm trí nhớ
- Khô miệng và họng khi thức dậy…
4. Các cách khắc phục tình trạng ngủ ngáy:
Một số cách để ngăn chặn hoặc làm giảm ngủ ngáy bao gồm:
- Giảm cân: nếu bạn bị thừa cân, bạn sẽ có nhiều mô mỡ trong họng khiến bạn ngáy. Do đó, việc giảm cân sẽ giảm áp lực trên đường thở và làm yếu tiếng ngáy.
- Khi ngủ, nên nằm nghiêng và đặt đầu cao hơn để không khí lưu thông dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng gối chống ngáy để duy trì tư thế này.
- Dùng các vật dụng để giúp mũi rộng ra: miếng dán sống mũi sẽ giúp mở rộng không gian trong mũi, tăng khả năng hô hấp.
- Tránh uống rượu hoặc dùng thuốc an thần trước khi đi ngủ: những chất này làm giảm độ căng của cơ trong cổ họng và lưỡi, làm cho tình trạng ngủ ngáy xảy ra hoặc nghiêm trọng hơn.
- Điều trị các bệnh về mũi như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hay polyp mũi: những bệnh này làm tắc nghẽn đường thở ở mũi, gây khó thở.
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp điều trị khác như dùng máy CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) - thiết bị miệng chống ngáy hay phẫu thuật can thiệp vào các bộ phận gây ra ngủ ngáy.
Như vậy, bạn đã biết tại sao bị ngáy khi ngủ chưa? Ngủ ngáy là một hiện tượng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bản thân mà còn của những người xung quanh. Do đó, bạn nên chú ý đến tình trạng ngủ ngáy của mình và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các câu hỏi Ngáy khi ngủ là gì? Tại sao bị ngáy khi ngủ? Ngáy khi ngủ báo hiệu những bệnh gì? Dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng ngáy khi ngủ? Ngáy khi ngủ có nguy hiểm không?…Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ : 1900633720
Bài viết tham khảo:
- Ngày: