Cholesterol Là Gì? Nguyên Nhân Tăng Cholesterol Trong Máu?

  • Sửa nội dung
  • Hỗ trợ
  • Đánh giá bài viết

Cholesterol Là Gì? Nguyên Nhân Tăng Cholesterol Trong Máu?

     Cholesterol là gì? Làm thế nào để kiểm soát cholesterol trong máu? Đây là những câu hỏi mà nhiều người quan tâm, bởi cholesterol có liên quan đến sức khỏe tim mạch và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cholesterol là gì, nguyên nhân và giải pháp để giảm cholesterol hiệu quả.

1. Cholesterol là gì?

     Cholesterol là một loại chất béo steroid, mềm, màu vàng nhạt, nó có mặt ở tất cả các tế bào trong cơ thể và được chuyển động trong máu của các loài động vật. Cholesterol có vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động sinh hoá, nhưng lại nổi tiếng vì gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch do hàm lượng cholesterol trong máu cao.

      Mỗi ngày cholesterol được tạo ra khoảng từ 1,5g – 2g từ gan (nguồn nội sinh). Nguồn cholesterol ngoại sinh là từ chế độ ăn uống chứa các chất béo động vật. Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật đều có chứa cholesterol.

     Cholesterol không tan được trong nước và nó không thể tồn tại, di chuyển tự do trong máu. Thay vào đó, nó được vận chuyển bằng các lipoprotein - là các “hòm chứa phân tử” hòa tan trong nước và bên trong chứa cholesterol và mỡ. Các protein ở bề mặt của mỗi loại hạt lipoprotein xác định cholesterol sẽ được lấy đi từ tế bào nào và sẽ được mang đến cho nơi nào

2. Phân loại cholesterol

      Cholesterol gồm hai dạng chủ yếu: LDL - Cholesterol loại “xấu” và HDL- Cholesterol loại “tốt”. Bên cạnh đó còn có Lp (a) Cholesterol, là một dạng khác của LDL – Cholesterol.

      LDL – Cholesterol (loại không tốt): LDL – cholesterol có chức năng chuyên chở phần lớn cholesterol trong cơ thể. Khi lượng cholesterol này cao trong máu sẽ gây ra hiện trạng tích tụ mỡ ở các thành mạch máu (đặc biệt là ở tim và phổi) làm xơ cứng động mạch, do đó LDL – cholesterol được gọi là cholesterol loại “không tốt”. Những miếng xơ cứng này có thể từ từ làm hẹp hoặc bít kín mạch máu, thậm chí có thể gây nứt vỡ mạch máu bất ngờ, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như đau tim hay đột quỵ.

      HDL - Cholesterol (loại tốt): HDL - Cholesterol chiếm khoảng 25 – 30% lượng cholesterol trong máu. HDL – Cholesterol có chức năng chuyên chở cholesterol từ máu về gan, đồng thời cũng loại bỏ cholesterol khỏi những miếng xơ cứng động mạch, giảm thiểu nguy cơ gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, do đó được gọi là cholesterol loại “tốt”

      Lp (a) Cholesterol: Lp (a) Cholesterol là một dạng khác của LDL – Cholesterol. Lượng Lp (a) Cholesterol cao trong máu có thể gây ra nguy cơ tạo thành những miếng xơ cứng động mạch.

3. Nguyên nhân làm tăng cholesterol có trong máu

      Cholesterol trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

      Chế độ ăn uống, lối sống: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa như các sản phẩm từ sữa, thịt đỏ, gan và các bộ phận khác của động vật, bánh ngọt, sô cô la, bơ ca cao và các món chiên xào như khoai tây chiên, gà rán…

      Không vận động thường xuyên: Những người ít hoạt động có nguy cơ cao mắc bệnh cholesterol cao trong máu. Tập thể dục đều đặn, hoạt động nhiều sẽ giúp giảm lượng triglycerid trong máu.

      Hút thuốc: Hút thuốc làm giảm HDL-cholesterol có lợi cho cơ thể, do vậy thói quen hút thuốc có thể gây ra tình trạng cholesterol cao trong máu.

      Uống rượu quá nhiều: Gây tổn thương gan và làm tăng cholesterol trong máu.

      Tuổi và giới tính: Sau mãn kinh, phụ nữ có thể có mức cholesterol cao hơn. Nhưng dù vậy lượng LDL-cholesterol ở nam giới thường cao hơn phụ nữ.

      Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng mức triglycerid trong máu, ví dụ như corticosteroid, beta-blocker, estrogen…

      Bệnh lý: Các bệnh như tiểu đường, suy giáp có thể làm tăng cholesterol trong máu.

      Di truyền: Di truyền cũng là một yếu tố quan trọng gây ra cholesterol cao trong máu. Nghiên cứu cho thấy khoảng 10-15% người bị cholesterol cao trong máu do di truyền. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ bạn bị cholesterol cao trong máu thì con cái có khả năng cao hơn bình thường mắc phải bệnh này.

4. Giải pháp giảm lượng cholesterol

      Cholesterol cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho tim mạch. Để hạ cholesterol, bạn cần thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến ăn uống, vận động và lối sống.

      Hạn chế chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có trong thịt đỏ và sữa có thể làm tăng cholesterol toàn phần. Bạn nên giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giảm cholesterol LDL xấu.

      Tăng cường omega 3: Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá trích, cá thu, hạt óc chó, hạt lanh… Omega 3 có tác dụng tăng cholesterol HDL tốt cho cơ thể.

      Bổ sung chất xơ hòa tan: Chất xơ hòa tan có thể giảm lượng cholesterol được hấp thụ vào máu. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, đậu Hà Lan, chuối, lê, táo,…

      Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục vừa phải sẽ giúp tăng lipoprotein tỷ trọng cao HDL. Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút 5 lần mỗi tuần theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế và hãy kết hợp vận động thể chất với các hoạt động hàng ngày như: Đi bộ sau bữa ăn trưa, đi xe đạp, chơi các môntheer thao yêu thích.

      Bỏ thuốc lá, rượu bia: Bỏ hút thuốc sẽ giúp cải thiện lượng cholesterol HDL và bạn sẽ nhận ra sự khác biệt sau khi ngừng hút thuốc lá như: Huyết áp và nhịp tim sẽ ổn định lại sau 20 phút, tuần hoàn máu và chức năng phổi được cải thiện rõ rệt sau 3 tháng, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm xuống một nửa so với người hút thuốc sau 1 năm.

      Sử dụng các loại thảo dược: Ngoài việc điều chỉnh lối sống bạn có thể kiểm soát cholesterol cao với các loại thảo dược có trong thực phẩm chức năng.

      Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các câu Cholesterol là gì? Có bao nhiêu loại cholesterol là gì? Cholesterol tăng cao gây hậu quả gì? Nguyên nhân làm tăng cholesterol có trong máu?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900633720

Bài viết tham khảo:

Vắc xin là gì và Công dụng của vắc xin

Tổng đài Ford

204