Viên chức là gì? Các yếu tố để phân biệt công chức và viên chức?


Viên chức là gì? Cách phân loại Viên chức?

     Trong hệ thống hành chính công, viên chức là một khái niệm quan trọng và phổ biến. Những người làm việc trong lĩnh vực này có trách nhiệm và nhiệm vụ phục vụ nhân dân, đảm bảo hoạt động của nhà nước được diễn ra thuận lợi, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về viên chức là gì? Viên chức được phân loại như thế nào? Và cách phân biệt giữa viên chức và công chức.

1. Viên chức là gì?

     Theo Điều 2 của Luật Viên chức năm 2010, viên chức được định nghĩa như sau: "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định."

     Viên chức có những đặc điểm chính sau đây:

     Đầu tiên, được tuyển dụng theo vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng. Việc tuyển dụng và quản lý viên chức dựa trên số lượng người làm việc cần thiết cho đơn vị sự nghiệp công lập.

     Thứ hai, viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị - xã hội, cung cấp dịch vụ công và phục vụ quản lý Nhà nước.

     Cuối cùng, viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

     Tóm lại, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định.

2. Viên chức được phân loại như thế nào?

     Theo Điều 3 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức được phân loại theo hai tiêu chí chính: chức trách và trình độ đào tạo.

     Theo chức trách và nhiệm vụ, viên chức được phân loại thành hai loại:

     - Viên chức quản lý: là những người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.

     - Viên chức không giữ chức vụ quản lý: là những người chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập:

     Viên chức yêu cầu trình độ đào tạo tiến sĩ.

     Viên chức yêu cầu trình độ đào tạo thạc sĩ.

     Viên chức yêu cầu trình độ đào tạo đại học.

     Viên chức yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng.

     Viên chức yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp.

3. Phân biệt giữa công chức và viên chức.

     - Nơi làm việc: Theo Điều 4 Luật Cán Bộ, công chức là những người làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cũng như trong các cơ quan và đơn vị thuộc Quân đội nhân dân. Trong khi đó theo Điều 2 của Luật Viên chức năm 2010, viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

     - Chế độ làm việc: Công việc của công chức mang tính thường xuyên, còn Viên chức làm việc theo thời hạn của hợp đồng.

     - Chế độ lương thưởng: Công chức hưởng lương theo ngân sách nhà nước. Trong khi đó, viên chức hưởng lương theo chế độ lương của đơn vị sự nghiệp.

     - Khiển trách, kỷ luật: Theo Điều 79 Luật Cán bộ, Công chức, công chức vi phạm quy định phải chịu một số hình thức kỉ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc (Lưu ý, các hình thức trên còn tùy thuộc vào chức vụ của Công chức). Còn đối với Viên chức, Theo Điều 52 Luật Viên Chức, Tùy thuộc vào mức độ có những hình thức kỉ luật sau: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

     Như vậy chúng ta có thể phân biệt viên chức và công chức qua một số yếu tố như: Nơi làm việc, chế độ làm việc, chế độ lương thưởng và các hình thức khiển trách, kỷ luật.

     Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định. Viên chức sẽ khác công chức điển hình đó là công việc của công chức mang tính thường xuyên còn việc của viên chức theo thời hạn hợp đồng. 

     Trên đây, bài viết đã trả lời cho câu hỏi Viên chức là gì? Viên chức có những đặc điểm gì? Viên chức được phân loại như thế nào? Các yếu tố để phân biệt công chức và viên chức?.... Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

      Liên hệ : 1900633720

     Bài viết tham khảo: Vì sao kiến có thể nâng được vật nặng gấp nhiều lần cơ thể?

411