Thần thoại là gì? Những nhân vật thần thoại của Việt Nam?


Thần thoại là gì? Những nhân vật thần thoại của Việt Nam?

     Từ thời xa xưa con người đã có thể dùng nhiều cách để kể về thế giới thần linh, kể về nguồn gốc vũ trụ và thế giới muôn loài. Câu chuyện về các vị thần, anh hùng các nhân vật phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người đã trở thành thần thoại được lưu truyền đến mãi sau này. Tuy vậy, nhưng bạn có hiểu thế nào là thần thoại không? Bài viết này sẽ giải đáp giúp các bạn về Thần thoại là gì? Nguồn gốc của thần thoại? Đặc trưng của thần thoại? Phân loại thần thoại? Những nhân vật thần thoại của Việt Nam?...

1. Thần thoại là gì?

     Thần thoại, hay còn được gọi là huyền thoại, là sáng tạo của trí tưởng tượng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hóa hiện thực dưới dạng những vị thần được nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn, mà dù đặc biệt, phi thường đến mấy vẫn được đầu óc người nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực.

     Có thể hiểu đơn giản, Thần thoại là những chuyện hoang đường, tưởng tượng về nhân vật chính là các vị thần bao gồm các nhân vật được tôn thờ hoặc gắn liền với các vị thần tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo ra thế giới và các yếu tố của nó, chẳng hạn như tự nhiên và văn hóa.

     Nguồn gốc của thần thoại?

     Thần thoại là loại truyện tự sự, truyền miệng dân gian ra đời và phát triển trong thời nguyên thủy, khi trình độ hiểu biết con người còn rất thấp kém về mọi mặt, ngôn ngữ còn yếu kém, giao lưu văn hóa còn hạn chế. (Ở Việt Nam thời này thuộc thời đại Tiền Hung Nô, trước khi nước Văn Lang hình thành, cách đây hơn 3000 năm).

     Khi nói đến nguồn gốc của thần thoại Hy Lạp, hiện nay có khá nhiều ý kiến, nhưng hầu hết đều không thể khẳng định thần thoại Hy Lạp bắt nguồn từ đâu.

     Về mặt lý thuyết, theo thuyết kinh thánh, mọi huyền thoại đều bắt nguồn từ kinh sách tôn giáo, mặc dù thực sự thật đã bị che giấu và thay đổi. Theo lý thuyết lịch sử, tất cả các nhân vật được đề cập trong thần thoại đều là người có thật và những huyền thoại liên quan đến họ chỉ là sự bổ sung của các thời đại sau này.

2. Đặc trưng của thần thoại?

     Điều kiện xã hội của thần thoại: Như trên đã nói, thực tiễn của loài người ở hình thái công xã nguyên thủy đã thúc đẩy sự nảy sinh trí tưởng tượng của họ và từ đó nảy sinh thần thoại.

     Tính nguyên hợp: Đây là đặc điểm nổi bật nhất của truyện thần thoại vì loại truyện này vừa có tính văn học, vừa có tính văn hoá. Thần thoại là một khoa học cổ xưa được tạo ra để giải thích thế giới. Nó cũng là một tôn giáo nguyên thủy phản ánh sự tôn thờ tự nhiên của người cổ đại. Ngoài ra, thần thoại còn chứa đựng các yếu tố  triết học, lịch sử, pháp luật, v.v.

     Chức năng cơ bản: Chức năng nhận thức, Chức năng sinh hoạt thực hành và Chức năng thẩm mỹ.

     Có 3 yếu tố làm nên đặc trưng của thần thoại đó la điều kiện xã hội thần thoại, tính nguyên hợp và chức năng cơ bản. Từ đó xây dựng nên những câu chuyện thần thoại được lưu truyền qua hàng nghìn năm.

     Phân loại thần thoại?

     Theo ông Đỗ Bình Trị - người nghiên cứu  lịch sử văn học dân gian Việt Nam, thần thoại được chia thành hai nhóm: thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo.

     Trong đó, thần thoại suy nguyên là cách  người nguyên thủy giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội như bão lũ, động đất, sóng thần, dịch bệnh, thú dự v.v. với thiên nhiên, từ đó làm nổi bật lên những phẩm chất tốt đẹp cao quý của con người.

     Một thể loại sáng tạo thần thoại với nội dung “anh hùng văn hóa”. Họ là những người đã thực hiện những chiến công, có sức mạnh và điều kỳ diệu được thần thánh hóa để giúp các bộ lạc và làng mạc có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó thể hiện ước mơ, mong ước của con người về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc.

3. Những nhân vật thần thoại của Việt Nam?

   Với số lượng thần thoại, cổ tích, truyền thuyết rất lớn từ 54 dân tộc anh em có thể thấy Việt Nam có rất nhiều các nhân vật thần thoại có thể kể đến như:

  Âu Cơ và Lạc Long Quân

   Mỗi khi nhắc đến những truyền thuyết nổi tiếng của Việt Nam, chắc chắn câu chuyện về Âu Cơ và Lạc Long Quân luôn được nghĩ tới đầu tiên. Đây là các nhân vật gắn liền với nguồn gốc của người Việt từ thủa xa xưa. Âu Cơ là chim lạc còn Lạc Long Quân là rồng thần, 2 người cùng sinh sống bên nhau, đẻ ra trăm trứng nở trăm con, 50 xuống biển 50 lên non tạo nên Văn Lang với các vị vua Hùng.

  Hùng Vương

   Người con trưởng của Âu Cơ và Lạc Long Quân, được coi là ông tổ người Việt khi lập ra nước Văn Lang vào năm 2879 trước Công Nguyên. Sau đó ông chia nước ra làm 15 bộ, truyền đến đời 258 trước Công Nguyên thì bị Thục Phán (An Dương Vương) chiếm mất.

  Thánh Gióng

   Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua vô vàn những cuộc chiến tranh khiến dân chúng lầm than, tuy nhiên trong văn hóa dân gian lại rất ít đề cập đến các hình tượng chiến đấu này. Thánh Gióng có thể coi là hình tượng “Chiến Thần” đầu tiên của người Việt với mong muốn đánh bại những kẻ xâm lược từ ngàn xưa đến nay.

     Thần thoại là một trong những truyện kể có từ lâu đời và được yêu thích trên toàn thế giới. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các câu truyện thần thoại được lưu truyền đến ngày nay, như về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề : Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc; Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Mười hai bà mụ, Nữ Oa- Tứ Tượng,…

     Trên đây là những giải đáp cho các câu hỏi Thần thoại là gì? Nguồn gốc của thần thoại? Đặc trưng của thần thoại? Phân loại thần thoại? Những nhân vật thần thoại của Việt Nam?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

     Liên hệ : 1900633720

     Bài viết tham khảo: Thẩm phán là gì?

3755