Nguyên nhân hình thành sấm sét và những điều cần chú ý khi gặp sấm sét
Nguyên nhân hình thành nên sấm sét? Nguy hiểm mà sấm sét mang lại? Những điều cần chú ý khi gặp sấm sét?...
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
Nguyên nhân hình thành sấm sét và những điều cần chú ý khi gặp sấm sét
Sấm sét là một hiện tượng của tự nhiên, sấm sét sẽ đi kèm với mưa to thậm chí là bão và rất nguy hiểm cho con người. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để xem nguyên nhân hình thành nên sấm sét? Nguy hiểm mà sấm sét mang lại và Những điều cần chú ý khi gặp sấm sét để hạn chế thiệt hại và tự bảo vệ bản thân nhé.
1. Nguyên nhân hình thành nên sấm sét?
Sấm chính là âm thanh được gây ra bởi tia sét, còn Sét chính là dòng điện tích trụ trong đám mây trên trời, khi xuất hiện sét chính là lúc dòng điện được phóng xuống khí quyển. Tốc độ di chuyển của sét là rất khủng khiếp, có thể đạt tới 36.000 km/h và và nhiệt độ khi đó có thể lên tới 30 nghìn độ C.
Quá trình tia sét đánh xuống mặt đất quá nhanh khiến cho không khí bị giãn nở khiến làn sóng xung kích biến đổi thành làn sóng âm thanh tạo ra tiếng nổ lớn.
Nguyên nhân gây ra sấm sét là do khi thời tiết xấu đi, gió lớn làm cho các đám mây bị xáo trộn và cọ xát với nhau rồi tích thành điện. Khi 2 đám mây có điện tích trái dấu lại gần và hút nhau thì điện thế lúc này là quá lớn nên sẽ phóng ra tia lửa điện (chớp) cùng với tiếng nổ lớn đi kèm (sấm).
2. Nguy hiểm mà sấm sét mang lại?
Hằng năm, cứ đến mùa mưa bão thì không thể không nhắc tới thiệt hại vô cùng nghiêm trọng do sấm sét gây ra về mọi mặt đối với đời sống con người như:
Về mặt kinh tế: Sét đánh vào các toà nhà cao tầng gây cháy nổ, đánh các công trình đang thi công và xây dựng gây hư hỏng và thiệt hại về kinh tế. Đặc biệt các tia sét đánh vào những khu rừng còn gây nên những vụ cháy rừng lớn và rất khó dập tắt.
Về tính mạng của con người và các loài động vật: Với tốc độ và mức nhiệt khủng khiếp thì sét đánh có thể gây tử vong tại chỗ, thậm chí khi đứng gần tia sét cũng sẽ gây bỏng nặng, bầm tím dưới da, gây thủng màng nhĩ hoặc điếc tạm thời vì âm thanh của sấm quá lớn. Những nguy hiểm mà sấm mang lại thực sự quá lớn, còn gây ra những ám ảnh tâm lý như: mất trí nhớ, đau cơ, gãy xương, lú lẫn, co giật... và rất nhiều di chứng để lại sau này.
Không thể phủ nhận sự nguy hiểm khôn lường mà sấm sét gây ra. Sấm sét không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đời sống mà còn thiệt hại cả về tính mạng. Sét đánh có nguy cơ rất cao gây tử vong, nếu khồn cũng sẽ để lại di chứng nặng nề như bỏng, thủng màng nhĩ, mất trí nhớ, co giật,...
3. Những điều cần chú ý khi gặp sấm sét?
Khi thời tiết trở nên xấu, trời xám xịt, có gió lốc nổi lên cũng là lúc sấm sét có thể xuất hiện. Khi tia chớp lóe lên thì sau một khoảng thời gian là tiếng sấm, điều này chứng tỏ tốc độ khi sét đánh xuống mặt đất còn nhanh hơn tốc độ âm thanh nên cần phải chú ý những vấn đề sau đây:
Nếu bạn đang lưu thông ngoài trời mưa dông bạn cần lập tức tìm chỗ để trú mưa an toàn, tránh xa các cây đặc biệt là nơi có cây cao, không đứng ở những nơi như vùng đất trống, không đứng ở những nơi cao, không đứng ở gần cột điện, thiết bị điện thoại nên tắt nguồn và không mang cũng như đứng gần các đồ vật kim loại.
Khi ở trong nhà bạn nên rút các thiết bị điện khi trời trở dông, các thiết bị như điện thoại, máy tính, wifi là những vật thu sóng rất tốt bạn cần tắt nguồn và tránh xa những vật dụng này tối thiểu 1m. Ngoài ra bạn nên tránh ngồi gần cửa sổ, cửa lớn khi đang có sấm sét
Trong trường hợp không có nơi để trú thì không nên đứng nhiều người, hãy đứng cách nhau, bịt tai lại và ngồi xổm trên mặt đất, cúi thấp người.
Đó là những biện pháp phòng tránh rủi ro khi xuất hiện sấm chớp, tuy nhiên mọi người cần phải chủ động nắm bắt tình hình thời tiết trước khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi di chuyển quãng đường dài để tự bảo vệ bản thân nhé.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Nguyên nhân hình thành nên sấm sét? Nguy hiểm mà sấm sét mang lại? Những điều cần chú ý khi gặp sấm sét?... Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ: 1900633720
Bài viết tham khảo: Tại sao tuyết lại có màu trắng
- Ngày: