5 nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc lúc nửa đêm và các giải pháp khắc phục
Nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc lúc nửa đêm? Tại sao lại bị thức giấc lúc nửa đêm? Các biện pháp khắc phục tình trạng thức giấc lúc nửa đêm?...
![](https://lienhehotro.vn//uploads/mai/thuc1.jpg)
-
Sửa nội dung
-
Hỗ trợ
-
- Đánh giá bài viết
5 nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc lúc nửa đêm và các giải pháp khắc phục
Giấc ngủ là rất quan trọng với mỗi người chúng ta. Sau một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi, ai cũng muốn có một giấc ngủ sâu, dài một mạch đến sáng, tuy nhiên không ít người nửa đêm thức giấc rồi khó ngủ lại. Vậy Nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc lúc nửa đêm? Tại sao lại bị thức giấc lúc nửa đêm? Các biện pháp khắc phục tình trạng thức giấc lúc nửa đêm?... Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn Nguyên nhân của việc thức giấc lúc nửa đêm và cách khắc phục?
1. Thức giấc giữa đêm do vị trí ngủ không phù hợp.
Hay bị thức giấc giữa đêm kèm theo mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ợ nóng, đau cổ hoặc đau lưng có thể do tư thế ngủ của bạn không thích hợp. Bạn nên lưu ý kiểm tra xem giường ngủ, nệm có quá cứng hay quá mềm không. Đừng quên kiểm tra xem độ cao và độ mềm của gối đã phù hợp để hỗ trợ nâng đỡ đầu và cổ chưa.
Giải pháp:
Nếu bạn không thể thay đổi hoàn toàn thói quen ngủ, bạn cũng nên tham khảo và thực hiện một số thông tin dưới đây:
Nếu bạn ngủ ở tư thế nằm ngửa, bạn nên đặt một chiếc gối dưới đầu gối để giảm áp lực cho lưng.
Nếu bạn nằm nghiêng, bạn nên đặt một chiếc gối ở dưới nách để hỗ trợ tay và một chiếc gối ở dưới chân để giữ cho cột sống được căn chỉnh.
Nếu bạn nằm sấp, bạn nên sử dụng một chiếc gối mỏng hoặc không nên dùng gối.
2. Thức giấc nửa đêm bởi thực phẩm có hại cho giấc ngủ.
Một hoóc môn quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ là melatonin. Melatonin tăng dần trong cơ thể gây ra hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ khoảng 2 giờ trước khi bạn đi ngủ sau đó giảm dần cho đến khi bạn thức dậy.
Melatonin có tác dụng ngược với cortisol, hoóc môn gây căng thẳng cho cơ thể. Vì vậy, bạn ngủ khi melatonin tăng, cortisol giảm. Bạn thức giậy khi melatonin giảm và cortisol tăng.
Nếu mức cortisol trong cơ thể quá cao, đặc biệt vào cuối ngày, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực lên giấc ngủ và khiến bạn thức giấc lúc nửa đêm. Thực phẩm hằng ngày chúng ta tiêu thụ góp phần không nhỏ trong việc kích động khiến não nhạy cảm hơn.
Giải pháp: Bạn hãy chú ý đến những loai thực phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực trong giấc ngủ để tránh gây kích động đến não bộ từ đó chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện hơn.
3. Thức giấc giữa đêm do sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Công nghệ hiện đại giúp chúng ta liên kết mạng xã hội, xem phim, và theo dõi các series chương trình truyền hình 24/24 vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, kèm theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng điều chỉnh giấc ngủ một cách tối ưu của não.
Ánh sáng từ màn hình điện thoại, máy vi tính, và tivi có năng lượng ánh sáng xanh rất mạnh. Não thường phản ứng với ánh sáng xanh như ánh sáng của mặt trời vào buổi trưa.
Ánh sáng xanh hỗ trợ não điều chỉnh nhịp sinh học theo đúng thời điểm trong ngày để chúng ta có thể ngủ đúng giờ vào buổi tối. Để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trước khi ngủ có thể vô tình khiến não nghĩ rằng thời điểm này sớm hơn nó dự định, vô tình ảnh hưởng đến nhịp sinh học và chất lượng giấc ngủ của bạn.
Giải pháp: Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ, để mắt không tiếp xúc với ánh sáng xanh khiến não có thể tập trung vào việc vỗ về bạn đi vào giấc ngủ.
4. Thức giấc giữa đêm do nhiệt độ phòng không phù hợp.
Nếu bạn bị tỉnh giấc giữa đêm vì bạn quá lạnh hoặc quá nóng thì có lẽ nhiệt độ phòng của bạn không phù hợp. Theo nguyên tắc, nhiệt độ cơ thể cần giảm một chút để bạn chìm sâu vào giấc ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn để nhiệt độ phòng ngủ của mình lạnh.
Giải pháp: Theo Hiệp hội Hỗ trợ Giấc ngủ quốc gia, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng từ 16–20°C. Đối với trẻ nhỏ, nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nên nằm trong khoảng 18,3–21°C.
5. Thức giấc giữa đêm do làm việc khuya.
Bạn chỉ có 24 giờ một ngày nên hãy sử dụng khoảng thời gian này thật hiệu quả. Thông thường, bạn hay làm việc đến tận khuya, khi bạn vừa tắt máy vi tính hoặc kết thúc một cuộc điện thoại liền leo thẳng lên giường, với hi vọng giấc ngủ sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng và phục hồi năng lượng.
Khi não đang trong tình trạng sẵn sàng và tập trung làm việc, nó sẽ phát ra sóng não “beta”. Loại sóng não này giúp bạn minh mẫn và tập trung hơn trong lúc làm việc. Tuy nhiên, nếu duy trì trạng thái sóng não “beta” quá lâu, bạn dễ bị căng thẳng, bồn chồn, bất an và khó có thể ngủ ngon. Não cần thời gian để chuyểntừ chế độ làm việc sang chế độ nghỉ ngơi.
Giải pháp: Chìa khóa là hãy đưa cho não “dấu hiệu” rằng bạn đã hoàn thành công việc và đã tới lúc nghỉ ngơi, để não có thể bắt đầu quá trình thư giãn và giúp bạn ngủ sâu.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phục hồi và tái tạo năng lượng của cơ thể. Do đó việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục của việc thức giấc lúc nửa đêm là rất cần thiết để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Nguyên nhân gây ra tình trạng thức giấc lúc nửa đêm? Tại sao lại bị thức giấc lúc nửa đêm? Các biện pháp khắc phục tình trạng thức giấc lúc nửa đêm?... Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ : 1900633720
Bài viết tham khảo: Trái đất hình thành cách đây bao nhiêu năm?
- Ngày: