Nấc cụt có phải là biểu hiện của bệnh không?
Hiện tượng nấc cụt là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc? Nấc có phải là biểu hiện của bệnh không? Cách chữa nấc hiệu quả?...

-
Sửa nội dung
-
Hỗ trợ
-
- Đánh giá bài viết
Nấc cụt có phải là biểu hiện của bệnh không?
Ai trong cuộc đời chắc hẳn cũng đã từng bị nấc cụt, nấc xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già và gây mệt mỏi, tức ngực. Vậy hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu xem nguyên nhân gây nấc là gì và các biện pháp khắc phục tình trạng nấc nhé.
1. Hiện tượng nấc cụt là gì?
Nấc cụt (còn gọi là nấc) là một hiện tượng sinh lý của cơ thể. Nấc là những đợt co thắt đột ngột không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành được lặp đi lặp lại nhiều lần. Sự co thắt của cơ hoành đẩy 1 luồng khí ra khỏi phổi, nắp thanh quản đóng lại từ đó gây ra nấc cụt. Trong lĩnh vực y học nấc còn được gọi là "chứng kích động cơ hoành đồng bộ".
Một đợt nấc thường chỉ diễn ra trong vài phút nhưng có nhiều trường hợp diễn ra trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Tần số các cơn nấc xuất hiện là khác nhau, có thể từ 2 đến 60 cái trong 1 phút.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc như: Sau khi ăn no và uống nhiều nước có ga làm cho dạ dày căng lên gây ra hiện tượng nấc, nhiệt độ xung quanh cơ thể bị thay đổi đột ngột làm cho cơ thể không kịp thích ứng như là uống nước đá khi đang ăn đồ cay nóng, trạng thái căng thẳng quá mức, cười lớn, ăn quá no hoặc quá nhanh dẫn tới nghẹn,... và nhai kẹo cao su cũng có thể dẫn tới những cơn nấc. Tuy nhiên những trường hợp kể trên thì nấc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, chỉ vài phút hoặc vài giờ.
Một số trường hợp khác khiến cho hiện tượng nấc dai dẳng kéo dài: Rối loạn hệ thần kinh trung ương, dây thần kinh phế vị bị tổn thương hoặc kích thích, rối loạn chuyển hoá thuốc, do tồn dư sau phẫu thuật,...
3. Nấc có phải là biểu hiện của bệnh không?
Nấc cụt thông thường trong thì chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và trong thời gian ngắn sẽ tự khỏi. Nhưng nấc trong thời gian dài (quá 48 giờ) sẽ là những dấu hiệu nguy hiểm về bệnh lý như:
Viêm dạ dày, ruột: Nấc cụt kèm hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và các cơ, bị sốt chính là do cơ thể đã bị nhiễm trùng ở đường tiêu hoá.
Rối loạn tiêu hoá: Khi nấc có thêm trướng bụng, khó chịu ở vùng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng là do thức ăn đi vào không thể tiêu hoá được.
Suy thận: Biểu hiện đó là những đợt nấc kéo dài kèm theo phù mặt, phù chân, da tái xanh,...đó là do thận đã mất chức năng lọc và thải nước tiểu đúng cách.
Ung thư: Thật nguy hiểm khi nấc kéo dài cũng là dấu hiệu của ung thư. Khối u phát triển kéo theo nhưng đợt nấc kéo dài là những trận ho thậm chí là ho ra máu và đau tức ngực.
4. Cách chữa nấc hiệu quả?
Trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa nấc nhanh chóng như: Nín thở trong vài giây, uống nước liên tục, nuốt một muỗng đường, uống mật ong, hít thở sâu và thở ra từ từ, bịt tai khoảng 30 giây đến 5 phút, thè lưỡi ra hết mức,... Đây đều là những mẹo chữa tại nhà và dành cho trường hợp nấc trong thời gian ngắn.
Khi nấc trong thời gian dài, bạn có thể khắc phục bằng những cách sau: Không sử dụng đồ uống có ga và có cồn, tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, không ăn nhanh và ăn quá no, không ăn thức ăn quá nóng và hạn chế ăn đồ cay nóng nhưng lại uống nước quá lạnh. Tuy nhiên khi các cơn nấc kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để có những cách chữa trị hợp lý và nhanh chóng nhất.
Nấc là một hiện tượng sinh lý của cơ thể nên có rất nhiều người tuy nấc trong thời gian dài nhưng vẫn chủ quan và cho rằng nó vô hại. Nhưng thực tế trong những cơn nấc kéo dài có thể thông báo đến cơ thể về những căn bệnh nguy hiểm. Và kể cả khi những đợt nấc ngắn xuất hiện cũng khiến chúng ta cảm thấy tức ngực và mệt mỏi, vì vậy bạn có thể tham khảo các cách chữa nấc hiệu quả để cơ thể không còn mệt mỏi vì những đợt nấc nữa nhé.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Hiện tượng nấc cụt là gì? Nguyên nhân gây ra hiện tượng nấc? Nấc có phải là biểu hiện của bệnh không? Cách chữa nấc hiệu quả?... Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ: 1900633720
Bài viết tham khảo: Tại sao Gấu lại ngủ đông?
- Ngày: