Mật mã học là gì? Nguyên lý và phân loại thuật toán mật mã học?
Mật mã học là gì? Những nguyên lý của bảo mật thông tin? Phân loại thuật toán mã hóa? Mã hóa khóa đối xứng, Mã hóa khóa bất đối xứng,...
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
Những kiến thức cơ bản trong mật mã học
Mật mã học (cryptography) là một lĩnh vực liên quan đến các kỹ thuật ngôn ngữ học và toán học để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc. Quá trình mã hóa được sử dụng chủ yếu để đảm bảo tính bí mật của các thông tin quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu sâu rộng hơn về những kiến thức bổ ích khác trong mật mã học ở bài viết dưới đây.
1. Mật mã học là gì?
Mật mã học là một khoa học nghiên cứu nghệ thuật nhằm che giấu thông tin bằng cách mã hóa (encryption) tức là biến đổi "thông tin gốc" dạng tường minh (plaintext) thành "thông tin mã hóa" dạng ẩn tàng (cipher text) bằng cách sử dụng một khóa mã (thuật toán mã hóa) nào đó. Chỉ có những người giữ chìa khóa (key) bí mật mới có thể giải mã (decryption) thông tin dạng ẩn tàng trở lại thành dạng thông tin có dạng tường minh.
Vậy Mật mã học chính là một nghiên cứu của khoa học với mục đích che giấu, bảo vệ thông tin của người sở hữu bằng cách sử dụng các mật mã chỉ riêng người đặt ra biết là đó chính là chìa khoá để giải mã.
2. Những nguyên lý của bảo mật thông tin
- Nguyên lý bí mật, riêng tư: Trong quá trình truyền tin, người thứ ba không thể nắm bắt được hay hiểu được nội dung thực sự của thông tin chứa trong vật mang tin đó.
- Nguyên lý toàn vẹn: Trong quá trình truyền tin, mỗi khi thông tin bị thay đổi thì người nhận và người gửi đều phát hiện được.
- Nguyên lý xác thực: Trong quá trình truyền tin, người nhận tin và người gửi có biện pháp để chứng minh với đối tác rằng "họ chính là họ" chứ không phải là một người thứ ba nào khác.
- Nguyên lý không thể chối bỏ: Khi quá trình truyền tin kết thúc, người gửi không thể chối bỏ rằng thông tin đó không phỉa do mình gửi, người nhận cũng không thể chối bỏ rằng mình chưa nhận được.
- Nguyên lý nhận dạng: Chỉ có những người có thẩm quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu bí mật đó.
Có 5 nguyên lý để bảo mật thông tin, đó là nguyên lý bí mật riêng tư, nguyên lý toàn vẹn, nguyên lý xác thực, nguyên lý không thể chối bỏ và nguyên lý nhận dạng.
3. Phân loại thuật toán mã hóa
Mã hóa khóa đối xứng: còn được gọi là mã hóa khóa đồng bộ, đây là một thuật toán mà trong đó cả hai quá trình mã hóa và giải mã đều dùng một khóa. Để đảm bảo tính an toàn, khóa này phải được giữ bí mật.
Khi một người mã hóa thông điệp gốc thành thông điệp mã hóa bằng một khóa K rồi gửi cho đối tác thì đối tác muốn giải mã cũng cần phải có khóa K, nghĩa là trước đó hai đối tác đã phải trao đổi cho nhau chia sẻ để cùng biết được khóa K.
Mã hóa khóa bất đối xứng: còn được gọi là mật mã khoá công khai là một dạng mã hóa cho phép người sử dụng trao đổi các thông tin mật mà không cần phải trao đổi các khóa bí mật trước đó. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một cặp khóa có quan hệ toán học với nhau là khóa công khai và khóa riêng hay khóa bí mật. Trong mật mã khóa công khai, khóa riêng cần phải được giữ bí mật trong khi khóa công khai được phổ biến công khai. Trong 2 khóa, một dùng để mã khóa và khóa còn lại dùng để giải mã.
Mã hóa một chiều: Có thể bên nhận khóa, hay bên gửi khóa theo ý của họ.
Vậy thuật toán mã hoá gồm 3 loại đó là mã hoá đối xứng, mã hoá bất đối xứng là mã hoá một chiều.
Mật mã học là lĩnh vực liên quan đến toán học và kỹ thuật ngôn ngữ để đảm bảo an toàn về thông tin cho người sở hữu. Hiện nay thông tin cần được bảo mật nhiều nhất chính là thông tin liên lạc, vì vậy mật mã học là một lĩnh vực rất quan trọng với cuộc sống của người hiện đại.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi Mật mã học là gì? Những nguyên lý của bảo mật thông tin? Phân loại thuật toán mã hóa?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.
Liên hệ: 1900633720
Bài viết tham khảo: Loài động vật có khả năng dự báo thời tiết
- Ngày: