FED là gì? Chức năng và nhiệm vụ của FED
Fed là gì? Bản chất của FED? Chức năng và nhiệm vụ của Fed? Tác động của FED khi tăng và giảm lãi suất? Ảnh hưởng khi FED giảm lãi suất?...
- Sửa nội dung
- Hỗ trợ
- Đánh giá bài viết
FED là gì? Chức năng và nhiệm vụ của FED
Trong thế giới tài chính hiện đại, có một tổ chức có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, đó là FED. Vậy FED là gì? Bản chất và vai trò của FED ra sao? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về FED và những tác động của FED đến thị trường và nhà đầu tư.
1. FED là gì?
FED là viết tắt của Federal Reserve System, hay Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ, tổ chức này đã được thành lập và hoạt động từ năm 1913. Được hình thành dưới sự ký kết của Đạo luật Dự trữ Liên bang do tổng thống Woodrow Wilson ban hành, FED đã trở thành tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Chính sách của FED có tác động to lớn đến thị trường tài chính toàn cầu.
Mục tiêu chính của Đạo luật Dự trữ Liên bang là duy trì chủ trương tiền tệ linh động, đảm bảo an toàn và ổn định cho hệ thống tài chính liên bang Hoa Kỳ. Nó cũng quy định rằng FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền đô la Mỹ (USD). Vì vậy, FED đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và điều chỉnh chính sách tiền tệ, cung cấp hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định cho đất nước.
2. Bản chất của FED
Bản chất của FED là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc và không bị tác động bởi chính phủ Mỹ. Khi đối diện với nhiều trách nhiệm quan trọng, sự độc lập của FED là yếu tố quan trọng, giúp tổ chức này có khả năng đưa ra các chính sách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế, từ đó đảm bảo sự ổn định cho nền tài chính liên bang và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả đất nước theo hướng chính xác.
Kho dự trữ của FED cũng là nơi tập trung lượng tiền và vàng lớn nhất thế giới. Hiện nay, Ngân hàng Thành Phố New York, một phần của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, giữ 25% lượng vàng toàn cầu, trong đó đa phần là vàng được các quốc gia khác gửi đến.
3. Chức năng và nhiệm vụ của FED
Chức năng và trách nhiệm của Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED), theo quy định trong Đạo luật Dự trữ Liên bang, bao gồm:
- Tạo ra cơ hội việc làm tối đa cho cộng đồng trên khắp quốc gia.
- Bảo đảm sự ổn định của giá cả.
- Đảm bảo rằng lãi suất dài hạn duy trì ở mức hợp lý.
Ngoài những chức năng truyền thống này, hiện nay FED còn có các nhiệm vụ mở rộng như:
- Giám sát và điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Điều chỉnh chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ và đảm bảo thực hiện các chức năng chính như đã nêu trên.
- Tìm kiếm và ngăn chặn kịp thời các rủi ro tài chính có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế.
- Cung cấp các dịch vụ tài chính cho Chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiên cứu về nền kinh tế và xuất bản tài liệu để cung cấp thông tin và kiến thức về lĩnh vực tài chính.
4. Tác động của FED khi tăng và giảm lãi suất
Ảnh hưởng của FED khi tăng và giảm lãi suất có những chiều hướng khác nhau đối với nền kinh tế, như sau:
4.1 Ảnh hưởng khi FED tăng lãi suất:
Trong đa số trường hợp, việc FED tăng lãi suất ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ, có thể dẫn đến tình trạng suy thoái. Tăng lãi suất làm tăng chi phí trả nợ của doanh nghiệp và cá nhân, đặt áp lực lớn khiến người dân phải thắt lưng buộc bụng để trả các khoản vay, từ đó làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Hơn nữa, chính sách tăng lãi suất cũng làm tăng tỉ giá đồng đô la Mỹ so với các đồng nội tệ khác, thuận lợi cho xuất khẩu nhưng đồng thời gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu.
Ngoài ra, lãi suất tăng có thể khiến nhà đầu tư tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn hơn, thường là chuyển vốn về Mỹ để giảm thiểu rủi ro. Điều này cũng tạo ra những ảnh hưởng đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam và các quốc gia khác, như giảm hoạt động thương mại toàn cầu, giảm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, và làm tăng khó khăn trong việc trả nợ quốc tế.
4.2 Ảnh hưởng khi FED giảm lãi suất:
Việc giảm lãi suất từ FED thường được thực hiện để bảo vệ nền kinh tế Mỹ khỏi rủi ro trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy yếu.
Đối với Việt Nam, lợi ích nổi bật là giảm chi phí huy động vốn cho Chính phủ và doanh nghiệp khi huy động nguồn vốn quốc tế, do lãi suất huy động bằng USD giảm.
Giảm lãi suất cũng làm yếu đồng USD, làm giảm giá trị các hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, trong khi xuất khẩu có thể hưởng lợi từ việc thu được nhiều tiền hơn.
Tuy nhiên, đồng thời, động thái giảm lãi suất cũng là dấu hiệu của sự không ổn định trong nền kinh tế Mỹ, có thể giảm nhu cầu thương mại toàn cầu, ảnh hưởng đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Qua bài viết, chúng ta đã biết FED là gì. Việc FED thay đổi lãi suất hay lượng cung tiền sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng USD, đồng thời tác động đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam, cũng như đến thị trường chứng khoán, tiền điện tử, vàng. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát sao các quyết định của FED để có thể đưa ra những chiến lược đầu tư phù hợp. Để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích, hãy liên hệ đến chúng tôi.
Liên hệ : 1900633720
Bài viết tham khảo:
- Ngày: