Doping là gì? Tại sao doping bị cấm trong thể thao?

  • Sửa nội dung
  • Hỗ trợ
  • Đánh giá bài viết

Doping là gì? Tại sao doping bị cấm trong thể thao?

     Doping là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi theo dõi các môn thể thao cạnh tranh, đặc biệt là những môn đòi hỏi sức mạnh, sức bền và tốc độ cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, lịch sử, hình thức và tác hại của doping đối với vận động viên và môn thể thao.

1. Doping là gì

     Dope là từ tiếng Anh chỉ các chất kích thích. Từ này xuất hiện trong từ điển tiếng Anh vào năm 1889, và nghĩa của nó là “hỗn hợp các loại thuốc có chứa thuốc phiện để tăng cường sức mạnh đua ngựa.”

     Trong y học, chất kích thích ban đầu được dùng để chỉ những loại thuốc có tác dụng kích hoạt hệ thần kinh của con người, giúp con người có cảm giác phấn khích và nâng cao khả năng hoạt động của họ.

2. Phân loại doping

     Doping có 3 loại phổ biến:

     Doping máu: sử dụng các chất kích thích sản sinh hồng cầu như erythropoietin, giúp cải thiện khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.

     Doping cơ: sử dụng các chất steroid đồng hóa (các steroid đồng hóa là những chất tổng hợp có cấu trúc và hoạt tính giống testosterone) giúp tăng cường sức bền của cơ bắp do tạo ra hoóc-môn androgen.

     Doping thần kinh: Các chất kích thích thần kinh như amphetamin, cocain… làm mất đi sự kiểm soát và phản ứng của cơ bắp với hệ thần kinh, kích thích sự hoạt dộng của cơ thể.

3. Tác hại của việc lạm dụng doping

     Sử dụng các chất thuộc nhóm kích thích như amphetamin làm tăng sự tỉnh táo, tập trung, hưng phấn thần kinh… Nhưng, việc dùng quá nhiều amphetamin trong thi đấu thể thao sẽ gây ra những tác hại:

     Nghiện thuốc

     Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ

     Trầm cảm hoặc hoang tưởng

     Hư hại não, thận

     Suy tim

     Đột quỵ

     Sử dụng các chất thuộc nhóm steroid đồng hóa sẽ làm tăng khối lượng cơ bắp của vận động viên. Nhưng, việc dùng lâu dài các chất này sẽ gây ra các tác hại nguy hiểm: đối với phụ nữ sẽ gây ra hiện tượng nam hóa: giọng nói trầm, mụn trứng cá, lông mọc nhiều, râu, kinh nguyệt không đều… Đối với nam giới: tinh hoàn teo nhỏ, giảm tinh dịch, liệt dương.

     Khi sử dụng lâu dài các chất chẹn beta sẽ gây ra tác hại:

     Hạ huyết áp

     Rối loạn giấc ngủ

     Gây suy tim

     Liệt dương...

     Khi sử dụng lâu dài các chất lợi tiểu sẽ làm mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp, suy tim mạch và có thể tử vong.

     Trong phương pháp doping máu, việc truyền máu sẽ gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh viêm gan do siêu vi.

     Vì vậy, việc sử dụng doping trong thi đấu thể thao sẽ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe và tính mạng vận động viên. Ngoài ra, còn gây ra những hậu quả đáng tiếc về mặt đạo đức của vận động viên và danh dự quốc gia khi phải chịu án phạt cấm thi đấu của Ủy ban Olympic quốc tế.

4. Các loại thực phẩm chứa doping

     Thịt không phải là thực phẩm hoàn toàn an toàn, nó có thể bị nhiễm clenbuterol. Các loại thịt như thịt heo, thịt bò, thịt dê, giò lụa, lạp xưởng,… đều có nguy cơ cao. Vì vậy, các vận động viên không nên ăn thịt ở những nơi không kiểm soát chất lượng.

     Theo các báo cáo truyền thông, hạt sen chứa este axit béo β-sitosterol, thuộc họ steroid, có thể gây ra phản ứng kích thích mạnh nếu ăn quá nhiều. Chất flavonoid trong tâm hạt sen là xeton, có tính chất kích động. Ngoài ra, hạt sen còn có nhiều chất kiềm, chất kiềm có thể làm thay đổi cân bằng ion kali và natri trong và ngoài sợi thần kinh, gây ra sự phấn khích của hệ thần kinh.

     Cam thảo là một loại dược liệu và một số hoạt chất trong đó có thể khuếch đại hoạt động của hệ thần kinh trung ương của các vận động viên.

     Axit sunfuric và cafein trong nước giải khát Red Bull cũng có hiệu quả kích thích tương tự.

     Doping là một hiện tượng không mong muốn trong thể thao. Nó không chỉ làm mất đi giá trị và ý nghĩa của thể thao, mà còn gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe và đời sống của vận động viên. Chúng ta cần có ý thức cao để phòng tránh và chống lại doping.

     Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho các câu hỏi Doping là gì? Phân loại doping? Tại sao doping bị cấm trong thể thao? Tác hại của doping? Các thực phẩm chứa doping?...Để cập nhật thêm các thông tin liên quan hoặc thông tin mới nhất các bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Liên hệ : 1900633720

Bài viết tham khảo:

Fwb là gì? Có nên bắt đầu mối quan hệ Fwb không?

Tổng đài Điện Máy Xanh

314