Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu (cách đo Spo2 tại nhà) và lưu ý nên biết


Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu (cách đo Spo2 tại nhà) và lưu ý nên biết

     Cách sử dụng máy đo nồng độ trong máu tại nhà (cách đo spo2 tại nhà) vô cùng đơn giản, giúp bạn có thể theo dõi và phát hiện nhanh chóng tình trạng thiếu oxi trong máu. Tuy nhiên, nếu như sử dụng thiết bị không đúng cách sẽ dẫn đến sai số, làm cho kết quả hiển thị không chính xác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đo Spo2 tại nhà đơn giản, chính xác nhất nhé!

1. Tìm hiểu về chỉ số SpO2

     Chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) được coi là một trong những chỉ số quan trọng về sự sống của con người. Nó đo mức độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi và có thể dễ dàng đo qua da bằng máy đo SpO2 cầm tay.

2. Máy đo SpO2 là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào?

     Máy đo SpO2 là một thiết bị đo mức độ bão hòa oxy trong máu con người, thường được kết hợp với việc đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Chức năng của máy đo SpO2 là hỗ trợ quá trình theo dõi sức khỏe và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cơ thể, từ đó giúp điều trị kịp thời.

Nguyên lý hoạt động của máy đo nồng độ oxy trong máu:

     Máy đo nồng độ oxy trong máu hoạt động dựa trên nguyên lý đo xung. Khi được đặt lên đầu ngón tay, đầu dò cảm ứng của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại xuyên qua mô (bao gồm các mao mạch). Một phần ánh sáng hồng ngoại sẽ được các hồng cầu trong mao mạch hấp thu, và từ lượng ánh sáng còn lại, máy đo sẽ tính toán nồng độ oxy trong máu dựa trên phần trăm bão hòa oxy.

3. Cách đo Spo2 tại nhà

     Cách đo Spo2 tại nhà khá đơn giản. Tuy nhiên, chỉ cần một thao tác không đúng, chỉ số SpO2 có thể bị sai lệch. 

     Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng máy đo nồng độ oxy chi tiết, đảm bảo độ chính xác cao nhất nhé!

     Bước 1: Tiến hành kiểm tra máy đo nồng độ oxy

     Đầu tiên, hãy kiểm tra xem máy đo SpO2 đã được nạp đầy pin chưa. Trường hợp pin đã hết, bạn cần sạc nó ngay lập tức. Nếu pin đã bị hỏng, hãy thay thế bằng pin AA phù hợp cho thiết bị.

     Bước 2: Xoa ấm lòng bàn tay trước khi kẹp máy đo nồng độ oxy

     Mặc dù đây chỉ là chi tiết nhỏ nhưng lại không thể thiếu, có thể ảnh hưởng đến kết quả đo. Do đó mọi người đừng bao giờ quên nhé!

     Bước 3: Mở kẹp, đồng thời đặt ngón tay vào khe kẹp

     Tiếp theo, bạn hãy mở kẹp của thiết bị và đặt ngón tay vào. Đảm bảo rằng ngón tay của bạn tiếp xúc với điểm cuối của máy đo nồng độ oxy.

     Trong quá trình này, hạn chế việc sử dụng móng tay giả hoặc sơn móng tay. Điều quan trọng là cắt tỉa móng tay sao cho gọn gàng và không để quá dài. Điều này giúp tránh việc ngón tay che phủ bộ phận cảm biến được đặt trên kẹp.

     Bước 4: Khởi động máy đo chỉ số SPO2

     Sau khi đặt ngón tay vào khe kẹp của thiết bị, bước tiếp theo là nhấn nút nguồn để khởi động. Lưu ý không di chuyển tay ra khỏi thiết bị trong quá trình này. Hệ thống sẽ ngay lập tức hiển thị kết quả trên màn hình LCD.

     Bước 5: Đọc kết quả máy đo nồng độ oxy

     Cách đọc máy đo nồng độ oxy là rất đơn giản, giá trị bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 94 đến 100%. Khi đo, bạn có thể cộng hoặc trừ một sai số tối đa 2%.

     Thông tin về nhịp mạch của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng số, thường được định vị bằng chữ "PR" hoặc biểu tượng trái tim. Đơn vị đo nhịp mạch là lần/phút, và phạm vi đo dao động từ 0 đến 254 lần/phút. Trong trạng thái nghỉ ngơi, nhịp mạch chuẩn của người lớn thường từ 60 đến 100 lần/phút.

     Bước 6: Kết thúc quá trình đo nồng độ oxy

     Sau khi xem kết quả hiển thị trên màn hình máy đo nồng độ oxy, hãy rút đầu ngón tay ra khỏi thiết bị và đợi trong một khoảng thời gian ngắn để thiết bị tự động tắt nguồn và hoàn tất quá trình đo chỉ số SpO2.

4. Đánh giá mức độ nặng nhẹ dựa trên chỉ số SPO2

     Chỉ số SpO2 có thể giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số thông tin cụ thể:

4.1. Đối với người lớn

     SpO2 từ 97-99%: Bão hòa oxy trong máu ở mức bình thường.

     SpO2 từ 94-96%: Bão hòa oxy trong máu ở mức trung bình. Tùy thuộc vào trường hợp và tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể quyết định liệu bệnh nhân cần sử dụng hỗ trợ oxy hay không.

     SpO2 từ 90-93%: Bão hòa oxy trong máu đạt mức thấp, có dấu hiệu suy hô hấp và cần hỗ trợ oxy.

     SpO2 dưới 90%: Đây là trường hợp nghiêm trọng, đòi hỏi chăm sóc cấp cứu.

4.2. Đối với trẻ sơ sinh

     SpO2 lớn hơn 94%: Đây là mức độ an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.

     SpO2 nhỏ hơn 90%: Bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

5. Yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo SpO2

     Trong quá trình sử dụng máy đo nồng độ oxy, có thể xảy ra sai sót và nguyên nhân có thể bao gồm:

     Đo trong môi trường có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào.

     Người bệnh có những cử động mạnh liên tục ở đầu ngón tay.

     Sử dụng móng tay giả hoặc sơn móng tay.

     Người bệnh đang bị hạ huyết áp hoặc cảm thấy lạnh.

6. Khi nào nên sử dụng thiết bị đo SpO2?

     Không phải tình huống nào cũng đòi hỏi sử dụng thiết bị đo SpO2. Bạn nên sử dụng thiết bị trong các trường hợp sau đây:

     Có dấu hiệu ho không bình thường.

     Mồ hôi chảy ra nhiều.

     Màu sắc da thay đổi.

     Thở nhanh, thở gấp, khò khè và gặp khó khăn trong việc thở.

     Gặp vấn đề về trí nhớ hoặc nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường.

7. Một số lưu ý khác khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu 

     Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu SpO2:

     Tránh cử động ngón tay khi đặt vào thiết bị để đảm bảo độ chính xác của đo. Tốt nhất là hãy giữ ngón tay yên để có kết quả chính xác.

     Không nên sử dụng máy đo SpO2 nếu bạn đã sử dụng thuốc cản quang, vì kết quả đo có thể không chính xác.

     Người có tiền sử hạ huyết áp, hemoglobin bất thường hoặc đang trải qua cơn hạ huyết áp hoặc co thắt mạch máu nặng nên hạn chế sử dụng máy đo nồng độ oxy.

     Hãy chọn mua máy đo nồng độ oxy từ các nguồn đáng tin cậy, có xuất xứ rõ ràng và chất lượng đảm bảo.

     Bảo quản máy đo nồng độ oxy ở một khu vực cao ráo, thoáng mát và tránh nhiệt độ cao.

Lời kết

     Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách đo Spo2 tại nhà. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Để biết thêm nhiều thông tin hay và bổ ích, hãy liên hệ đến chúng tôi.

351